Theo Nghị quyết kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XV đã nhất quán quan điểm của Quốc hội, môn Lịch sử trong chương trình giáo dục THPT cần bao gồm cả phần bắt buộc và lựa chọn một cách hợp lý.
- Thí sinh xét tuyển Cao đẳng Dược TPHCM được miễn 100% học phí năm 2022
-
Hồ sơ xét tuyển Cao đẳng Vật lý trị liệu TPHCM cần những giấy tờ gì?
Quốc hội yêu cầu môn Lịch sử chương trình GD THPT đủ 2 phần: bắt buộc và lựa chọn
Theo ghi nhận của ban truyền thông trường đại học Lương Thế Vinh, mới đây, Quốc hội đã yêu cầu Bộ GD&ĐT nghiên cứu ý kiến cử tri, đại biểu Quốc hội và nhân dân trong việc thiết kế môn Lịch sử ở chương trình giáo dục cấp THPT.
Trước đó, Uỷ ban Văn hóa Giáo dục cũng có đề nghị tương tự. Trong báo cáo gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội hôm 23/5, Uỷ ban Văn hóa Giáo dục gợi ý nên thiết kế môn Lịch sử bậc THPT gồm hai phần: kiến thức lịch sử bắt buộc, kiến thức định hướng nghề nghiệp lựa chọn. Đề nghị này được đưa ra sau khi Uỷ ban phân tích về thời lượng, nội dung của môn Lịch sử.
Những ý kiến trái chiều trước dự kiến Lịch sử là môn học lựa chọn:
Sở dĩ Quốc hội cũng như Bộ GD&ĐT có những điều chỉnh trên là do những ý kiến trái chiều xoay quay dự kiến Lịch sử là môn học lựa chọn trong chương trình lớp 10 mới áp dụng từ năm học 2022 – 2023.
Theo chương trình đổi mới của Bộ GD&ĐT, chương trình giáo dục phổ phông mới sẽ được chia làm 2 giai đoạn: giáo dục cơ bản từ lớ 1 đến lớp 9 và giáo dục định hướng nghề nghiệp từ lớp 10 đến 12. Theo đó chương trình học cấp THPT (giai đoạn hướng nghiệp) học sinh chỉ cần học 7 môn và hoạt động giáo dục bắt buộc các môn gồm Văn, Toán, Ngoại ngữ 1, Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng an ninh, Hoạt động trải nghiệm – hướng nghiệp, Nội dung giáo dục của địa phương. Theo đói thì Lịch sử chỉ là môn lựa chọn, học sinh được tuỳ chọn học hay không theo sở thích và định hướng nghề nghiệp.
Dù được thông qua từ năm 2018, nhưng khi chương trình giáo dục phổ thông mới, đặc biệt là chương trình với lớp 10 được bắt đầu triển khai từ năm học 2022 – 2023 đã vấp phải nhiều tranh cãi. Trong khi nhiều chuyên gia giáo dục, giáo viên nhận định đưa Sử thành môn lựa chọn ở giai đoạn định hướng nghề nghiệp là hợp lý bởi điểu cần phải bàn đến là nên dạy lịch sử như thế nào chứ vấn đề không nằm ở việc lựa chọn hay bắt buộc với môn Lịch sử. Đại diện một số trường THPT cũng cho rằng học sinh lựa chọn học Lịch sử hay không phụ thuộc vào sở thích của các em học sinh và cách dạy của giáo viên bộ môn. Ở những trường tích cực đổi mới phương pháp dạy học môn Lịch sử, tỷ lệ học sinh lựa chọn học môn này ở cấp THPT theo khảo sát của trường đều trên 50%.
Tuy nhiên cũng có rất nhiều ý kiến phản đối việc đưa môn lịch sử là môn lựa chọn. Theo ghi nhận của ban truyền tuyển sinh đại học trường ĐH Lương Thế Vinh, nhiều người lo ngại rằng, nếu đưa Lịch sử thành môn tự chọn ở cấp THPT sẽ khiến học sinh bỏ rơi môn này khiến cho kiến thức lịch sử không được cung cấp đầy đủ, có thể ảnh hưởng đến nhận thức và lòng yêu nước của các thế hệ tiếp theo.
Cụ thể, một số đại biểu quốc hội, một số Uỷ ban Văn hóa Giáo dục cũng cho rằng Lịch sử cần trở thành môn bắt buộc bởi môn học này giữ vai trò chủ đạo trong giáo dục chính trị, tư tưởng, lòng yêu nước, bồi dưỡng năng lực tư duy, hành động cho thế hệ trẻ, giúp các em có thái độ ứng xử đúng đắn trong xã hội. Ở nhiều quốc gia, Lịch sử là môn bắt buộc trong chương trình GDPT.
Tin tức giáo dục tổng hợp: https://truongcaodangyduocsaigon.net/