Ý nghĩa của chỉ số xét nghiệm sinh hoá GGT

66

GGT là một enzym liên kết với màng tế bào và đóng vai trò quan trọng trong quá trình truyền chuyển nhóm gamma-glutamyl từ các phân tử như glutathione đến chất nhận, có thể là amino acid, peptide và các hợp chất khác.

 

Xét nghiệm sinh hoá GGT là gì?

Theo các bác sĩ, giảng viên tại Cao đẳng Y Dược TPHCM cho hay, GGT gắn ở màng tế bào, hỗ trợ vận chuyển nhóm gamma-glutamyl từ glutathione đến chất nhận như amino acid, peptide. Nó đóng vai trò quan trọng trong tổng hợp và giải phóng của glutathione, các loại thuốc và chất xenobiotic. GGT có mặt rộng rãi trong nhiều loại mô như thận, đường mật, tụy, tim, não, …

Mặc dù nồng độ GGT cao nhất thường xuất hiện ở mô thận, nhưng trong máu, GGT chủ yếu đến từ gan mật. Nồng độ GGT tăng đáng kể trong bệnh lý gan mật, đặc biệt là tắc mật tại gan và sau gan, có thể tăng 5-30 lần so với bình thường. GGT là enzyme nhạy hơn so với ALP, AST, ALT trong việc phát hiện các vấn đề như vàng da tắc mật, viêm đường mật, viêm túi mật. Ngoài ra, nó cũng là enzyme có khả năng phát hiện sớm và duy trì tăng cao trong thời gian dài hơn so với các enzyme khác.

Tăng hoạt động GGT trong máu có thể do:

  • Tăng tổng hợp GGT do ảnh hưởng của thuốc và rượu.
  • Tổn thương màng tế bào, bao gồm cả tác động của độc chất và thiếu máu tổ chức, nhiễm virus gây tổn thương tế bào gan.
  • GGT bị tách khỏi màng tế bào do tác động của acid mật, và tổn thương đường mật gây giải phóng GGT vào máu.

Xét nghiệm GGT nên được thực hiện trong những trường hợp sau:

  • Chẩn đoán và theo dõi bệnh lý gan mật:
  • Xác định nguồn gốc của sự tăng của ALP:
  • Test sàng lọc và theo dõi chứng nghiện rượu bị che giấu

Các kết quả có trong xét nghiệm GGT?

Có thể phân loại tăng GGT trong máu thành 3 mức độ như sau:

  • Tăng nhẹ (< 2 lần): Nguyên nhân: Gan nhiễm mỡ.
  • Tăng vừa (2-5 lần): Nguyên nhân: Viêm gan virus, sử dụng thuốc, xơ gan.
  • Tăng cao (> 5 lần): Nguyên nhân: Tắc mật, xơ gan do rượu.

Sử dụng tỷ lệ GGT/ALT có thể hỗ trợ trong quá trình chẩn đoán để phân biệt giữa tắc mật và bệnh lý do tổn thương màng tế bào gan.

Các chỉ số này như thế nào là bất thường?

Giá trị tham chiếu của GGT trong máu được xác định như sau:

  • Nam: <55 U/L
  • Nữ: <38 U/L

Hoạt động tăng GGT có thể xuất hiện trong các tình huống lâm sàng cụ thể như:

  • Bệnh lý gan, mật: Viêm gan cấp và mạn, viêm gan nhiễm trùng, viêm gan do rượu, xơ gan, ung thư gan, vàng da ứ mật, thoái hóa mỡ gan.
  • Các thâm nhiễm gan: Tăng lipid máu, u lympho, kén sán lá gan, lao, bệnh sarcoidose, áp xe, ung thư di căn gan.
  • Bệnh lý ứ mật: Xơ gan do mật tiên phát, viêm đường mật xơ hóa, sỏi mật, ung thư biểu mô đường mật.
  • Các tổn thương tụy tạng: Viêm tụy cấp, viêm tụy mạn, u bóng Valter.
  • Các tổn thương thận: Hội chứng thận hư, ung thư biểu mô thận.

Theo các giảng viên Trường Cao đẳng Dược Hà Nội cho hay, GGT trong máu rất nhạy cảm với thay đổi chức năng gan. Khi gan bị tổn thương, GGT tăng lên, đặc biệt là khi các ống dẫn mật bị tắc nghẽn. Tuy GGT là enzyme gan nhạy cảm nhất trong phát hiện vấn đề về ống mật, nhưng nó không phân biệt được nhiều nguyên nhân khác nhau gây tổn thương gan, như ung thư gan, viêm gan siêu vi, hay các bệnh tim mạch.

GGT và ALP đều tăng trong bệnh gan, nhưng ALP còn tăng trong các bệnh xương. GGT có thể giúp xác định liệu tổn thương là do gan hay xương khi ALP tăng. Việc uống rượu cũng có thể làm tăng GGT, đặc biệt ở những người uống rượu mạnh. Xét nghiệm GGT có thể hữu ích trong đánh giá lạm dụng rượu cấp tính hoặc mãn tính, nhưng không phải là xét nghiệm chuyên biệt. Nó cũng được sử dụng để theo dõi việc điều trị nghiện rượu và viêm gan do rượu. Nếu GGT thấp hoặc bình thường, nhưng ALP tăng, có thể là do bệnh xương.

Một kết quả GGT thấp hoặc bình thường không đồng nghĩa với việc người đó không mắc bệnh gan hoặc không uống rượu. Nhiều loại thuốc, bao gồm phenytoin, carbamazepine, và an thần như phenobarbital, có thể làm tăng GGT. Các loại thuốc kê đơn và không kê đơn khác như NSAIDs, thuốc hạ lipid máu, kháng sinh, thuốc chẹn thụ thể histamin, thuốc chống nấm, thuốc chống trầm cảm, và hormone sinh dục như testosterone cũng có thể gây tăng nồng độ GGT.

Tổng hợp: truongcaodangyduocsaigon.net

Bình luận

bình luận

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP Hồ Chí Minh

Cơ sở Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 - 09.6295.6295

Cơ sở Bình Tân: 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TP.HCM. Tư vấn: 0799.913.913 – 0788.913.913