Tác dụng khi ăn tỏi sống với sức khỏe

62

Tỏi không chỉ là một nguyên liệu không thể thiếu trong việc nấu ăn, tăng cường hương vị cho các món ăn, mà còn mang lại nhiều lợi ích trong việc ngăn chặn và điều trị các vấn đề về tim mạch, ung thư, nhiễm trùng, cũng như hỗ trợ sức khỏe của xương khớp.

Thành phần công hiệu của tỏi

Theo các bác sĩ, giảng viên tại Cao đẳng Y Dược TPHCM cho hay, Tỏi là nguồn dinh dưỡng phong phú, với 100g cung cấp 6,36g protein, 33g carbohydrates, 150 calo và nhiều dưỡng chất như vitamin B (B1, B2, B3, B6), sắt, canxi, kali, mangan, magie, phospho,…

Thành phần quan trọng trong tỏi bao gồm hợp chất hữu cơ sulfur và glycosides, cùng với hàm lượng cao germanium và selen. Đặc biệt, tỏi có hàm lượng germanium cao hơn so với nhân sâm, trà xanh, trà đỏ,…

Allicin, chất có tác dụng chủ yếu trong tỏi, được tạo thành khi tỏi được băm nhuyễn, kích hoạt enzyme và chuyển đổi alliin thành allicin.

Ăn tỏi sống hàng ngày có tác dụng gì?

Tỏi, đặc biệt là khi ăn sống, mang lại nhiều lợi ích sức khỏe đáng kể.

Phòng và điều trị cảm cúm

Hợp chất sulfur trong tỏi có tác dụng kháng khuẩn và chống viêm mạnh mẽ. Việc sử dụng tỏi hàng ngày giúp ngăn chặn cảm cúm và các bệnh do vi khuẩn, virus. Ước tính, ăn tỏi sống hằng ngày có thể giảm 63% nguy cơ mắc cảm cúm và rút ngắn thời gian bệnh 70%, giúp phục hồi sức khỏe nhanh chóng.

Phòng ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư

Tỏi giúp giảm nguy cơ mắc ung thư, đặc biệt là ung thư đường ruột. Các thành phần trong tỏi ngăn chặn quá trình hình thành nitrosamine, giảm rủi ro ung thư dạ dày. Tỏi còn ngăn chặn tác động của độc tố và kim loại nặng, hỗ trợ phòng ngừa ung thư. Các hoạt chất như diallyl disulphide, s-allystein và ajoene trong tỏi có thể giảm kích thước của khối u và chậm tốc độ tăng trưởng, ứng dụng hiệu quả trong nhiều loại ung thư.

Cải thiện chức năng xương khớp

Tỏi chứa các chất như vitamin C, vitamin B6, mangan, kẽm, chất chống oxy hóa, enzyme, giúp ngăn chặn sự hình thành mô liên kết và củng cố xương. Đối với phụ nữ, ăn tỏi sống có thể làm chậm quá trình loãng xương bằng cách tăng nội tiết tố estrogen. Tỏi cũng giảm triệu chứng đau nhức xương khớp đáng kể.

Phòng ngừa các bệnh tim mạch

Theo các giảng viên Trường Cao đẳng Dược Hà Nội cho hay, Tỏi hạ cholesterol xấu, tăng cholesterol tốt, loại bỏ xơ vữa trên mạch máu, giảm tích tụ tiểu cầu, từ đó giảm nguy cơ hình thành huyết khối. Còn kiểm soát huyết áp bằng cách giảm độ nhớt máu và giãn cơ trơn, giúp phòng ngừa bệnh tim mạch hiệu quả.

Cường dương

Tỏi sống giúp tăng khả năng tình dục ở nam giới, đặc biệt là những người mắc nhược dương hay liệt dương. Các hợp chất trong tỏi thúc đẩy sản sinh nitric oxide synthase, quan trọng cho cương cứng. Ăn tỏi đều đặn cũng tăng số lượng tinh trùng trong tinh dịch và cải thiện thể lực nam giới.

Một số tác dụng khác của việc ăn tỏi sống

Mang lại thai kỳ an toàn: Tỏi không chỉ có lợi ích cho sức khỏe của người mẹ mà còn tác động tích cực đối với thai nhi. Tác dụng tăng trọng của tỏi giúp giảm rủi ro thiếu cân cho thai nhi. Đồng thời, nó cũng giúp giảm khả năng phát sinh tiền sản giật, một vấn đề thường liên quan đến cao huyết áp trong thai kỳ.

Lọc độc tố trong máu: Chất allicin trong tỏi không chỉ loại bỏ chất độc hại khỏi cơ thể mà còn tăng cường sức khỏe của tế bào bạch cầu. Allicin còn đóng vai trò quan trọng trong việc loại bỏ nicotine, giúp làm sạch máu và hệ hô hấp một cách hiệu quả, làm cho cơ thể trở nên khoẻ mạnh hơn.

Ngăn ngừa bệnh Alzheimer: Chất dinh dưỡng trong tỏi chống lại quá trình lão hóa của tế bào não, giảm cholesterol và hạ huyết áp.

Làm đẹp da:Hợp chất allicin trong tỏi có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn và ngăn chặn hoạt động của gốc tự do, giúp ngăn ngừa mụn trứng cá và các vấn đề da khác.

Hướng dẫn ăn tỏi sống đúng cách

  • Băm nhuyễn tỏi và để trong không khí khoảng 10 – 15 phút trước khi ăn để allicin tự do phát tán. Nếu tỏi không được băm nhuyễn, allicin sẽ không được giải phóng khi nấu ăn.
  • Ăn tỏi ngâm dấm giữ lại các hoạt chất trong tỏi, làm tăng hiệu quả sức khỏe.
  • Súc miệng bằng cà phê không đường, uống sữa, nước trà xanh, hoặc nhai kẹo cao su để loại bỏ mùi hôi tỏi.
  • Không nên ăn tỏi khi đói, vì tính chất kích thích mạnh có thể gây khó chịu cho niêm mạc dạ dày – ruột.
  • Người có vấn đề về mắt hoặc thị lực yếu nên hạn chế ăn tỏi để tránh kích thích mắt và nguy cơ viêm mắt.
  • Không nên ăn tỏi sống khi đang tiêu chảy, vì allicin có thể kích thích thành ruột, gây nguy cơ phù nề và nghẽn mạch máu.
  • Tránh ăn tỏi cùng lúc với thịt chó, thịt gà, trứng, cá trắm để tránh tác động không mong muốn.
  • Người có tiền sử bệnh về gan nên hạn chế ăn tỏi do tính nóng và vị cay có thể gây tổn thương gan.
  • Người đang sử dụng thuốc điều trị HIV/AIDS, thuốc chống đông máu nên tránh ăn tỏi để tránh tác dụng phụ không mong muốn.
  • Người thể trạng suy yếu nên hạn chế ăn tỏi, vì lượng lớn có thể gây hao máu, loãng khí, và tăng nhiệt độ cơ thể.

Tổng hợp: truongcaodangyduocsaigon.net

Bình luận

bình luận

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP Hồ Chí Minh

Cơ sở Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 - 09.6295.6295

Cơ sở Bình Tân: 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TP.HCM. Tư vấn: 0799.913.913 – 0788.913.913