TIỀN HỒ – THẦN DƯỢC CHỮA BỆNH HÔ HẤP

45

Tiền hồ còn được biết đến với nhiều tên gọi khác như Quy nam, thổ đương quy, tử hoa tiền hồ, sạ hương thái, thổ dương quỳ,… thuộc vào họ Hoa tán (Apiaceae). Dược liệu này có tính hàn, vị cay đắng và được biết đến với những công dụng như tán phong nhiệt, giảm đàm trừ khí và giảm ho. Ngoài ra, tiền hồ thường được sử dụng trong các bài thuốc chữa viêm phế quản, viêm đường hô hấp trên và nhiều bệnh khác.

Dược liệu Tiền hồ phát triển nhiều ở Lạng Sơn

Theo các Dược sĩ Lê Anh Đào – giảng viên tại Cao đẳng Y Dược TPHCM cho hay, Tiền hồ là một dược liệu thân thảo, thường mọc thẳng đứng với chiều cao khoảng từ 0.7 đến 1.4 mét. Cây có những đặc điểm đặc trưng sau:

Thân cây có nhiều khía dọc và phân thành nhiều nhánh.

Lá dược liệu tiền hồ mọc ở gốc cây lớn, có đặc điểm là 1 – 2 lần xẻ lông chim, với phần cuống hình dạng bầu dục, răng cưa to, chiều dài từ 14 đến 30cm. Lá thường phát triển ở thân nhỏ có cuống ngắn, bẹ lá phồng và rộng, lá ở khía không cuống hoặc thu lại thành bẹ lá.

Dược liệu tiền hồ có hoa màu tím, mọc thành cụm tán kép.

Quả tiền hồ cụt ở hai đầu, hình bầu dục với kích thước rộng 3 đến 5mm và dài 5 đến 7mm. Phân liệt quả có múi ở cạnh, khi chưa chín thì hai phân liệt bó lại, dính chặt vào nhau; khi chín, phân liệt quả nở bung ra với rìa rộng và hơi dày.

Ở Việt Nam, tiền hồ phát triển nhiều ở Đồng Đăng, Lạng Sơn. Người dân thường trồng và thu hái dược liệu tiền hồ với tên gọi Quy nam. Một số người có thể nhầm lẫn tiền hồ với khương hoạt và độc hoạt, tuy nhiên, hai loại dược liệu này là từ các loại cây khác nhau. Tại Trung Quốc, tiền hồ phân bố rộng rãi và phổ biến nhất ở Quảng Châu, Hàng Châu và Thiểm Tây.

Bộ phận được sử dụng của dược liệu tiền hồ là phần rễ cây, có thể thu hái vào bất kỳ mùa nào trong năm, nhưng phát triển mạnh nhất là vào mùa thu, đông và xuân. Sau khi đào lấy rễ, người dân sẽ rửa sạch để loại bỏ hoàn toàn phần đất cát. Tiếp theo, rễ sẽ được phơi hoặc sấy khô để làm dược liệu. Do dễ bị mốc hoặc nấm mọt tấn công, dược liệu tiền hồ yêu cầu phải được bảo quản ở nơi khô ráo, kín gió.

Dựa trên kết quả của các nghiên cứu cho đến thời điểm hiện tại, các nhà nghiên cứu đã phát hiện rằng trong tiền hồ, hợp chất glucozit (hay còn được biết đến là nodakenin) chiếm đa số, có công thức hóa học là C20H24O9. Ngoài ra, trong dược liệu tiền hồ còn chứa một số thành phần hóa học khác như tinh dầu, spongosterola và tanin.

Khi thủy phân, hợp chất nodakenin sẽ chuyển hóa thành nodakenetin hoặc glucose. Nodakenin có nhiệt độ nóng chảy khoảng 215 độ C, có khả năng hòa tan trong cồn, axit axetic và không tan trong ete, benzen, hoặc dầu hỏa. Trong khi đó, nodakenetin có nhiệt độ nóng chảy khoảng 185 độ C.

Tiền hồ dược liệu chữa bệnh đường hô hấp

Theo quan điểm dược lý hiện đại thì dược liệu Tiền hồ có những tác dụng sau

Dược liệu tiền hồ có khả năng làm giảm đờm tốt, mặc dù tác dụng giảm ho chưa được chứng minh.

Tăng cường lưu lượng máu đến hệ động mạch vành.

Ngăn cản quá trình kết tập của tiểu cầu.

Có tác dụng kháng virus cúm và ức chế hoạt động của nấm.

Có khả năng an thần kinh.

Theo quan điểm Y học cổ truyền về tác dụng chữa bệnh của dược liệu Tiền hồ

Tiền hồ có tác dụng tán phong nhiệt và giảm đàm khí.

Sử dụng để chữa các triệu chứng đờm chọc thủng tắc ở phế, gây ra cảm giác nóng bỏng, ho suyễn, hạ sốt, giảm đau do cảm mạo, đau đầu, nóng sốt.

Có tác dụng ở mức tâm phúc kết khí, đàm mãn, phong đầu thống, và khử đờm hạ khí.

Được sử dụng để điều trị hàn nhiệt và thương hàn.

Tiền hồ cũng có khả năng thanh nhiệt phế, tán phong tà, hóa đàm nhiệt.

Được dùng để điều trị các triệu chứng thực nhiệt, ngoại câu nhiệt, và phát sốt.

Dược liệu tiền hồ có tính hơi hàn, vị đắng cay, thuộc hai kinh là phế và tỳ. Liều lượng thường được chỉ định khoảng 9 – 15 gram tiền hồ dược liệu tươi hoặc đã phơi và sấy khô để nấu thành cao hoặc sắc lấy nước uống mỗi ngày.

Một số bài thuốc chữa trị bằng dược liệu tiền hồ

Trường hợp viêm phế quản, đờm đặc không bài tiết được

Chuẩn bị: 10g dược liệu tiền hồ phối hợp với tang bạch bì, đào nhân, bối mẫu (mỗi loại 10g), 8g khoảng đông hoa, cam thảo và cát cánh (mỗi loại 3g)

Cách dùng: Rửa sạch tất cả các loại dược liệu với nước muối. Sắc trong nước lọc khoảng 600ml cho đến khi còn lại khoảng 200ml. Mỗi ngày uống 3 lần.

Trường hợp viêm phế quản nhiệt

Chuẩn bị: 10g dược liệu tiền hồ phối hợp với tang bì, hạnh nhân, mạch môn (mỗi loại 10g), 6g bối mẫu, 3g cam thảo và 3 lát gừng tươi.

Cách dùng: Rửa sạch các nguyên liệu với nước muối. Sắc trong nước lọc 600ml cho đến khi còn lại một nửa. Mỗi ngày uống 3 lần.

Trường hợp viêm đường hô hấp trên

Chuẩn bị: dược liệu tiền hồ, cát cánh và bạc hà mỗi thứ 6g, hạnh nhân và ngưu bàng tử mỗi thứ 10g.

Cách dùng: Rửa sạch nguyên liệu với nước muối. Sắc trong nước lọc 800ml cho đến khi còn lại một nửa. Mỗi ngày uống 3 lần.

Trường hợp chữa đau đầu, cảm mạo

Chuẩn bị: dược liệu tiền hồ, kinh giới, bạch chỉ (mỗi loại 10g)

Cách dùng: Rửa sạch và sắc trong nước lọc 600ml. Mỗi ngày uống 2-3 lần.

Trường hợp điều trị nhọt đang sưng

Chuẩn bị: 20g dược liệu tiền hồ tươi, giã nát và đắp lên mụn nhọt.

Thực hiện hai lần/ngày.

Trường hợp điều trị ho lâu ngày, ho khan:

Chuẩn bị: 30g dược liệu tiền hồ tươi, giã nát và ngậm từ từ.

Thực hiện mỗi ngày trong 7-10 ngày hoặc sắc với 600ml nước lọc, uống nước thuốc ấm mỗi ngày trong 7 ngày.

Theo các giảng viên Trường Cao đẳng Dược Hà Nội, để sử dụng cây Tiền hồ làm dược liệu chữa bệnh một cách chính xác, tránh tương tác không mong muốn với thuốc và đạt được kết quả tốt nhất, người bệnh nên tìm kiếm sự tư vấn từ các bác sĩ chuyên môn. Họ có thể chỉ định cách sử dụng, liều lượng và thời gian điều trị phù hợp dựa trên tình trạng sức khỏe và nhu cầu cụ thể của mỗi người.

Tổng hợp: truongcaodangyduocsaigon.net

Bình luận

bình luận

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP Hồ Chí Minh

Cơ sở Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 - 09.6295.6295

Cơ sở Bình Tân: 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TP.HCM. Tư vấn: 0799.913.913 – 0788.913.913