Thuốc Espasevit: Công dụng và những lưu ý khi dùng

29
Espasevit là thuốc đường tiêu hóa do Công ty Instituto Biologico Contemporaneo S.A. sản xuất. Sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ giúp đảm bảo an toàn và hiệu quả điều trị bệnh.

Espasevit là thuốc gì?

Theo các bác sĩ, giảng viên tại Cao đẳng Dược TPHCM cho hay, Thuốc Espasevit có hoạt chất Ondansetron (dưới dạng ondansetron clorhydrat dihydrat) với nồng độ 8mg trong mỗi 4ml. Thuốc được bào chế dưới dạng dung dịch tiêm và đóng gói thành hộp gồm 25 ống, mỗi ống chứa 4ml.

Thuốc Espasevit có tác dụng gì?

Espasevit chứa hoạt chất Ondansetron, một chất đối kháng chọn lọc thụ thể 5-HT3. Hoạt chất này ức chế phản xạ nôn bằng cách ngăn chặn thụ thể 5-HT3, thường được kích hoạt trong các trường hợp xạ trị hoặc hóa trị. Do đó, Espasevit hiệu quả trong việc điều trị buồn nôn và nôn liên quan đến xạ trị, hóa trị, và cũng có tác dụng dự phòng và điều trị buồn nôn và nôn sau phẫu thuật.

Chỉ định sử dụng thuốc Espasevit:

  • Điều trị buồn nôn và nôn do xạ trị hoặc hóa trị liệu.
  • Dự phòng và điều trị buồn nôn và nôn sau khi phẫu thuật.

Cách dùng và liều dùng của thuốc

Cách dùng của thuốc Espasevit
Espasevit được bào chế dưới dạng dung dịch tiêm và chỉ được thực hiện bởi bác sĩ hoặc nhân viên y tế. Thuốc có thể được tiêm bắp (IM) hoặc tiêm tĩnh mạch (IV) tùy theo tình trạng cụ thể.

Liều dùng của thuốc Espasevit

Dự phòng và điều trị nôn sau xạ trị và hóa trị liệu

  • Người lớn:
    • Nôn nhẹ: Tiêm IM hoặc IV 8mg trước xạ trị hoặc hóa trị, sau đó uống thêm 8mg sau 12 giờ.
    • Nôn mạnh: Tiêm 8mg trước xạ trị hoặc hóa trị, sau đó tiêm IV 2 liều 8mg cách nhau 2–4 giờ hoặc truyền liên tục 1mg/giờ tối đa trong 24 giờ.
    • Phòng ngừa nôn chậm: Uống 8mg, ngày 2 lần trong 5 ngày sau điều trị.
  • Trẻ em
    • Trước hóa trị hoặc xạ trị: Tiêm 5mg/m², sau 12 giờ uống 4mg, ngày 2 lần trong 5 ngày.

Dự phòng buồn nôn và nôn sau phẫu thuật

  • Người lớn: Tiêm IV 4mg, tiêm chậm lúc gây mê.
  • Trẻ em: Tiêm IV 0,1mg/kg cân nặng, tiêm chậm trước hoặc sau gây mê, tối đa không quá 4mg.

Điều trị buồn nôn và nôn sau phẫu thuật

  • Người lớn: Tiêm IV 4mg, tiêm chậm.
  • Trẻ em lớn hơn 2 tuổi: Tiêm IV 0,1mg/kg cân nặng, tiêm chậm, liều tối đa không quá 4mg.

Lưu ý

  • Người bị suy gan: Tiêm tối đa không quá 8mg trong một ngày.
  • Bệnh nhân suy thận: Không cần điều chỉnh liều dùng.

Tác dụng không mong muốn

Theo các giảng viên Trường Cao đẳng Dược Hà Nội, Trong quá trình sử dụng thuốc Espasevit, bệnh nhân có thể gặp một số tác dụng không mong muốn, bao gồm:

  • Tác dụng phụ thường gặp: Cảm giác nóng hoặc đỏ bừng, táo bón, phản ứng cục bộ tại vị trí tiêm truyền tĩnh mạch.
  • Tác dụng phụ ít gặp: Rối loạn trương lực cơ, co giật, rung giật nhãn cầu, loạn vận động, đau ngực, chậm hoặc loạn nhịp tim, tụt huyết áp, tăng kết quả xét nghiệm chức năng gan không có triệu chứng, rối loạn hô hấp.
  • Tác dụng phụ hiếm gặp: Phản ứng phản vệ, phản ứng quá mẫn tức thì hoặc nghiêm trọng, choáng váng, rối loạn thị giác thoáng qua như mờ mắt.
  • Tác dụng phụ rất hiếm gặp: Đau đầu, mù thoáng qua.

Lưu ý khi sử dụng

Chống chỉ định
Không sử dụng Espasevit cho những người có tiền sử quá mẫn với Ondansetron hoặc bất kỳ thành phần tá dược nào của thuốc.

Thận trọng

  • Phụ nữ mang thai và cho con bú: Cần thận trọng khi sử dụng Espasevit cho phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú.
  • Người cao tuổi (trên 65 tuổi): Dù thuốc được dung nạp tốt ở bệnh nhân trên 65 tuổi đang hóa trị, nhưng chưa có đủ kinh nghiệm sử dụng cho nhóm tuổi này.
  • Trẻ em dưới 2 tuổi: Chưa có nghiên cứu chứng minh hiệu quả và tính an toàn của Espasevit cho trẻ dưới 2 tuổi. Cần thận trọng khi chỉ định thuốc cho đối tượng này.

Bình luận

bình luận

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP Hồ Chí Minh

Cơ sở Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 - 09.6295.6295

Cơ sở Bình Tân: 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TP.HCM. Tư vấn: 0799.913.913 – 0788.913.913