Công dụng và những lưu ý của thuốc Zenzedi

7

Zenzedi là một loại thuốc kê đơn dùng để điều trị chứng ngủ rũ. Ngoài ra, thuốc còn được chỉ định để điều trị rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) ở trẻ em từ 3 đến 16 tuổi.

Thuốc Zenzedi là thuốc gì? Hướng dẫn cách dùng

Theo các bác sĩ, giảng viên tại Cao đẳng Dược TPHCM cho hay, Zenzedi chứa thành phần chính là Dextroamphetamine, một chất kích thích hệ thần kinh trung ương. Thuốc tác động lên các chất hóa học trong não và hệ thần kinh, giúp kiểm soát tình trạng tăng động và xung động. Do đó, Zenzedi được chỉ định để điều trị chứng ngủ rũ và rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD).

Zenzedi có thể được dùng cùng hoặc không cùng thức ăn, thường từ 1 đến 3 lần mỗi ngày. Liều đầu tiên nên uống vào buổi sáng ngay sau khi thức dậy. Nếu bác sĩ kê đơn nhiều liều, hãy tuân thủ hướng dẫn, đảm bảo các liều cách nhau 4–6 giờ.

Lưu ý khi sử dụng

  • Dùng Zenzedi vào cuối ngày có thể gây khó ngủ (mất ngủ).
  • Nuốt cả viên thuốc, không nghiền nát, nhai, bẻ hoặc mở viên.
  • Với Zenzedi dạng lỏng, hãy sử dụng dụng cụ đo chuyên dụng để lấy đúng liều lượng.
  • Tránh dùng nước trái cây hoặc bổ sung vitamin C khi uống Zenzedi, vì các sản phẩm này có thể làm giảm hiệu quả hấp thụ thuốc.
  • Không dùng thuốc cho trẻ dưới 3 tuổi; đối với viên nang giải phóng, không dùng cho trẻ dưới 6 tuổi.

Tác dụng phụ của thuốc Zenzedi

Trong một số trường hợp, Zenzedi có thể gây ra các tác dụng phụ phổ biến như:

  • Tim đập nhanh;
  • Run rẩy;
  • Rối loạn giấc ngủ (khó ngủ, mất ngủ);
  • Đau dạ dày;
  • Khô miệng, giảm cảm giác thèm ăn;
  • Chóng mặt, nhức đầu;
  • Giảm cân.

Ngoài ra, Zenzedi còn có thể gây ra một số tác dụng phụ nghiêm trọng bao gồm:

  • Tăng huyết áp và nhịp tim bất thường;
  • Đau ngực, khó thở, ngất xỉu;
  • Động kinh, co giật cơ;
  • Nguy cơ đột quỵ hoặc đau tim (thậm chí đột tử) ở những người có bệnh tim hoặc dị tật tim;
  • Rối loạn tâm thần (suy nghĩ, hành vi xấu đi; các triệu chứng bệnh lưỡng cực trở nên nghiêm trọng hơn);
  • Hành vi hung hăng hoặc triệu chứng loạn thần ở trẻ em và thanh thiếu niên, bao gồm: thay đổi thị lực (nhìn mờ), ảo giác, nghe thấy giọng nói, niềm tin không thực tế, đa nghi, thù địch, hoang tưởng;
  • Tuần hoàn bất thường ở ngón tay, ngón chân (cảm giác tê, lạnh, đau, thay đổi màu da như nhợt nhạt, đỏ hoặc xanh);
  • Ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em (chậm phát triển chiều cao và cân nặng).

Lưu ý quan trọng khi dùng thuốc Zenzedi

Theo các giảng viên Trường Cao đẳng Dược Hà Nội, Không nên sử dụng thuốc Zenzedi cho người lớn và trẻ em có các vấn đề sau:

  • Tiền sử bệnh tim tiến triển, xơ cứng động mạch hoặc bệnh mạch vành;
  • Huyết áp cao ở mức trung bình đến nặng;
  • Cường giáp (tuyến giáp hoạt động quá mức);
  • Tăng nhãn áp;
  • Dễ lo lắng, căng thẳng hoặc kích động;
  • Tiền sử lạm dụng ma túy;
  • Đang dùng hoặc đã dùng thuốc chống trầm cảm thuộc nhóm ức chế MAO (Isocarboxazid, Linezolid, xanh methylen, Phenelzine, Rasagiline, Selegiline, Tranylcypromine…) trong vòng 14 ngày gần đây;
  • Nhạy cảm, dị ứng hoặc có phản ứng bất lợi với các loại thuốc kích thích khác.

Để đảm bảo Zenzedi phù hợp và an toàn, hãy cho bác sĩ biết nếu bạn hoặc người thân trong gia đình từng mắc:

  • Bệnh trầm cảm, rối loạn tâm thần, rối loạn lưỡng cực, từng có suy nghĩ hoặc hành vi tự sát;
  • Rối loạn vận động cơ hoặc hội chứng Tourette;
  • Chứng co giật hoặc động kinh;
  • Bất thường trong kết quả kiểm tra sóng não (EEG);
  • Vấn đề về tuần hoàn máu ở tay hoặc chân.

Sử dụng Zenzedi trong thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ sinh non, trẻ nhẹ cân hoặc gây ra các triệu chứng cai nghiện ở trẻ sơ sinh. Hãy thông báo cho bác sĩ nếu bạn đang mang thai hoặc có ý định mang thai.

Thành phần Dextroamphetamine trong Zenzedi có thể truyền qua sữa mẹ và có thể gây hại cho trẻ bú mẹ. Do đó, người mẹ không nên cho con bú khi đang sử dụng thuốc này.

Bình luận

bình luận

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP Hồ Chí Minh

Cơ sở Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 - 09.6295.6295

Cơ sở Bình Tân: 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TP.HCM. Tư vấn: 0799.913.913 – 0788.913.913