Các thuốc có thể làm tăng lượng đường trong máu

31

Bệnh nhân tiểu đường hoặc người có lượng đường trong máu cao cần lưu ý các nguyên nhân gây tăng đường huyết. Ngoài việc ăn quá nhiều carbohydrate và thiếu tập thể dục, một số loại thuốc điều trị bệnh khác cũng có thể gây tăng đường huyết đột ngột.

 Các loại thuốc kê đơn làm tăng đường huyết trong máu

Theo các bác sĩ, giảng viên tại Cao đẳng Y Dược TPHCM cho hay, Các loại thuốc uống theo đơn của bác sĩ hoặc một số loại không cần kê đơn (OTC) có thể ảnh hưởng đến việc kiểm soát lượng đường trong máu. Các thuốc làm tăng đường huyết bao gồm:

  • Steroid (corticosteroid): thường dùng để điều trị viêm như viêm khớp dạng thấp, lupus, và dị ứng. Ví dụ, hydrocortisone và prednisone. Tuy nhiên, thuốc steroid dạng bôi hoặc hít không gây tăng đường huyết đáng kể.
  • Thuốc điều trị lo âu, ADHD, trầm cảm và các vấn đề tâm thần: như clozapine, olanzapine, risperidone, và quetiapine.
  • Thuốc tránh thai.
  • Thuốc điều trị cao huyết áp: như thuốc chẹn beta (beta blocker) và thuốc lợi tiểu nhóm thiazid.
  • Nhóm thuốc statin: thuốc giảm cholesterol.
  • Adrenaline: dùng cho các phản ứng dị ứng nghiêm trọng.
  • Thuốc chữa hen suyễn: sử dụng liều cao hoặc thuốc tiêm.
  • Isotretinoin: thuốc trị mụn.
  • Tacrolimus: dùng sau khi cấy ghép nội tạng.
  • Một số thuốc điều trị HIV và viêm gan C.

Thuốc không kê đơn làm tăng đường huyết trong máu

Pseudoephedrine là một chất thông mũi thường có trong thuốc cảm lạnh và cúm. Siro trị ho thường chứa nhiều đường, nên người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng, hoặc xem xét các loại không chứa đường.Thêm vào đó, Niacin (vitamin B3) cũng cần được lưu ý.

Nên hay không nên dùng các thuốc làm tăng đường huyết?

Theo các giảng viên Trường Cao đẳng Dược Hà Nội, Mặc dù những loại thuốc đã đề cập có thể gây tăng đường huyết, nhưng không nghĩa là bệnh nhân không nên sử dụng khi cần thiết. Quan trọng nhất là tham khảo ý kiến của bác sĩ để đánh giá lợi ích và nguy cơ, và chọn phương án điều trị phù hợp.

Bệnh nhân tiểu đường hoặc theo dõi đường huyết cần thảo luận với bác sĩ trước khi sử dụng hoặc thay đổi bất kỳ loại thuốc nào, kể cả thuốc trị ho hoặc cảm lạnh. Họ cũng cần nhớ rằng, ngay cả khi chỉ bị ốm cũng có thể tăng đường huyết.

Bác sĩ cần được thông tin về tất cả các loại thuốc mà bệnh nhân đang sử dụng, bao gồm cả thuốc điều trị tiểu đường. Nếu cần, bác sĩ có thể điều chỉnh liều lượng hoặc thời gian sử dụng để kiểm soát đường huyết. Bệnh nhân cũng nên thường xuyên kiểm tra đường huyết khi sử dụng thuốc.

Ngoài ra, việc tập thể dục, ăn uống lành mạnh và tuân thủ chế độ điều trị là quan trọng để kiểm soát đường huyết ở mức tối ưu. Điều này giúp tránh các biến chứng như cơ cứng mạch máu, đột quỵ, đau tim, và mất thính lực.

Tổng hợp: truongcaodangyduocsaigon.net

Bình luận

bình luận

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP Hồ Chí Minh

Cơ sở Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 - 09.6295.6295

Cơ sở Bình Tân: 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TP.HCM. Tư vấn: 0799.913.913 – 0788.913.913