Công dụng, Liều dùng, Tác dụng phụ thuốc Trivita B

7
Thuốc Trivita B thường được sử dụng để điều trị các tình trạng như đau nhức thần kinh, đau nhức cơ, thấp khớp, mệt mỏi và biếng ăn. Vậy Trivita B là thuốc gì và cách sử dụng loại thuốc này ra sao?
 

Thuốc Trivita B là thuốc gì?

Theo các bác sĩ, giảng viên tại Cao đẳng Dược TPHCM cho hay, Thuốc Trivita B được bào chế dưới dạng viên nén, với thành phần chính trong mỗi viên bao gồm:

  • Vitamin B1 (Thiamin mononitrate) 125mg
  • Vitamin B6 (Pyridoxine hydrochloride) 125mg
  • Vitamin B2 (Riboflavin natri phosphate) 1mg

Thuốc Trivita B được chỉ định sử dụng trong các trường hợp sau:

  • Thiếu hụt vitamin nhóm B.
  • Điều trị các rối loạn thần kinh như: đau dây thần kinh, suy nhược thần kinh, viêm dây thần kinh ngoại biên, viêm dây thần kinh do tiểu đường và rượu, viêm đa dây thần kinh, viêm dây thần kinh mắt, dị cảm, hội chứng vai cánh tay, đau thần kinh tọa, và co giật do tăng nhạy cảm của hệ thống thần kinh trung ương.
  • Bệnh zona.
  • Đau nhức gân cơ, thấp khớp.
  • Mệt mỏi, biếng ăn, sụt cân.
  • Nghiện rượu và nhiễm độc rượu.

Chống chỉ định sử dụng thuốc Trivita B trong các trường hợp sau:

  • Người mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  • Người có cơ địa dị ứng như hen suyễn, eczema.

Cần thận trọng khi sử dụng thuốc Trivita B trong các trường hợp sau:

  • Hiệu quả và độ an toàn của thuốc Trivita B ở trẻ em chưa được đánh giá đầy đủ.
  • Không sử dụng Trivita B cho phụ nữ mang thai vì có thể gây hội chứng lệ thuộc thuốc ở trẻ sơ sinh.
  • Vitamin B6 trong thuốc Trivita B có thể ức chế tiết sữa do cản trở tác động của prolactin.

Liều dùng và cách dùng thuốc Trivita B

Theo các giảng viên Trường Cao đẳng Dược Hà Nội, Thuốc Trivita B được sử dụng bằng đường uống, có thể uống trước hoặc trong bữa ăn.

Liều dùng của thuốc Trivita B cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, với liều khuyến cáo như sau:

  • Người lớn: 1 viên/lần, 2 lần/ngày.
  • Trẻ em: 1 viên, 1 lần/ngày.

Việc sử dụng vitamin B6 với liều cao từ 2 – 7 g/ngày (hoặc trên 0,2 g/ngày trong hơn hai tháng) có thể gây ra các triệu chứng thần kinh giác quan như mất điều hòa và tê cóng tay chân. Các triệu chứng này thường giảm dần và hết sau khi ngừng sử dụng thuốc trong vòng 6 tháng.

Tác dụng phụ của thuốc Trivita B

Vitamin B1 đôi khi có thể gây ra phản ứng quá mẫn và một số tác dụng phụ khác như cảm giác kim châm, cảm giác ấm áp, ngứa, đau, nổi mày đay, yếu sức, mất ngủ, nghẹn cổ họng, phù mạch, đổ mồ hôi, buồn nôn, suy hô hấp, tím tái, phù phổi, xuất huyết tiêu hóa, giãn mạch, hạ huyết áp thoáng qua, và thậm chí có thể dẫn đến trụy mạch và tử vong.

Vitamin B6: Sử dụng vitamin B6 liều cao trong thời gian dài có thể làm nặng thêm bệnh thần kinh ngoại vi.

Thuốc Trivita B thường được sử dụng để điều trị đau nhức thần kinh, đau nhức cơ, thấp khớp, mệt mỏi, và biếng ăn. Để đảm bảo hiệu quả và tránh các tác dụng phụ không mong muốn, bạn nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng hoặc tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ chuyên môn.

Bình luận

bình luận

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP Hồ Chí Minh

Cơ sở Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 - 09.6295.6295

Cơ sở Bình Tân: 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TP.HCM. Tư vấn: 0799.913.913 – 0788.913.913