DHA có vai trò gì với sức khỏe con người?

47

DHA, viết tắt của Docosa Hexaenoic Acid, là một loại acid béo omega-3 cần thiết cho hệ thần kinh, não bộ, thị giác và hệ xương. Đặc biệt, DHA đóng vai trò quan trọng trong thai kỳ của phụ nữ mang thai.

DHA là gì?

Theo các bác sĩ, giảng viên tại Cao đẳng Y Dược TPHCM cho hay, DHA là một loại acid béo Omega-3 (22 carbon, 6 nối đôi, nối đôi đầu tiên ở vị trí carbon số 3) quan trọng cho sự phát triển trí não và thị giác của con người, cũng như tăng cường miễn dịch và giảm nguy cơ phát triển dị ứng ở trẻ. Cơ thể người không tổng hợp được DHA mà cần nhận từ nguồn thực phẩm hàng ngày.

DHA có tác dụng gì?

Trên thực tế, nhiều người không hiểu về DHA và tác dụng của nó, nhưng DHA đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển toàn diện.

Vai trò của DHA đối với trẻ em
DHA cần thiết cho sự phát triển của chức năng nhìn và hệ thần kinh ở trẻ em. Nó đặc biệt quan trọng đối với chỉ số IQ và phát triển não bộ. Thiếu hụt DHA có thể dẫn đến kém cỏi về IQ và phát triển về mặt vật lý, cũng như tăng nguy cơ loãng xương.

DHA trong thai kỳ
DHA có vai trò lớn trong việc tăng cường khối lượng xương và phát triển vòng đầu, cân nặng và chiều dài của trẻ sơ sinh. Việc bổ sung đầy đủ DHA trong thai kỳ cực kỳ quan trọng để đảm bảo sự phát triển toàn diện của em bé.

DHA với người trưởng thành
DHA không chỉ quan trọng đối với trẻ em mà còn có lợi cho sức khỏe của người trưởng thành, đặc biệt là cho phụ nữ sau sinh. Nó giúp giảm cholesterol và triglyceride máu, dự phòng các vấn đề về tim mạch và xơ vữa động mạch.

Bổ sung DHA trong thai kỳ bằng cách nào?

Chế độ dinh dưỡng trước và trong thai kỳ đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp DHA cho sự phát triển toàn diện của em bé.

Theo khuyến nghị của WHO, trong thai kỳ, thai phụ cần bổ sung từ 100 đến 200 mg DHA mỗi ngày, tùy thuộc vào giai đoạn thai kỳ. Trong 3 tháng cuối thai kỳ, em bé cần khoảng 2,2g EFAs/ngày để phát triển hệ thống thần kinh và mạch máu. Trẻ sơ sinh và sinh non đặc biệt cần được cung cấp đủ DHA, vì họ không thể chuyển đổi DHA từ dầu thực vật hoặc thức ăn thay thế sữa mẹ.

Sau khi sinh, sữa mẹ có khoảng 0,3% AA và 0,4% DPA, 0,2% DHA. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, nếu trẻ không được bú mẹ, cần lựa chọn thức ăn thay thế sữa mẹ có chứa các loại axit béo

Thiếu DHA cơ thể sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?

Theo các giảng viên Trường Cao đẳng Dược Hà Nội, DHA, một trong nhóm axit béo omega-3 cần thiết cho cơ thể, thiếu hụt omega-3 có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe và ảnh hưởng đến hoạt động cơ thể.

Trong thai kỳ, thiếu hụt DHA có thể dẫn đến nguy cơ sinh non, tiền sản giật và trầm cảm sau sinh, cũng như vấn đề liên quan đến xương và mãn kinh cho phụ nữ.

Ở thai nhi và trẻ sơ sinh, thiếu hụt DHA ảnh hưởng đến phát triển hệ miễn dịch, tăng nguy cơ mắc các bệnh như hen suyễn và dị ứng, cũng như hạn chế phát triển não bộ. Do đó, việc bổ sung DHA qua dinh dưỡng và sữa mẹ là rất quan trọng.

Các thực phẩm giàu DHA trong thai kỳ bao gồm các loại cá biển như cá ngừ, cá thu, cá mòi, cá hồi, trứng gà và các loại hạt như hạt điều, hạnh nhân, hạt óc chó. Rau xanh cũng là nguồn cung cấp DHA tốt như bắp cải, súp lơ, bí ngô, cải xoong, và cải xoăn.

Mẹ bầu cũng có thể sử dụng sữa bầu, vitamin tổng hợp hoặc viên bổ sung DHA riêng cho phụ nữ mang thai, tuy nhiên, cần tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng để chọn sản phẩm phù hợp nhất.

Tổng hợp: truongcaodangyduocsaigon.net

Bình luận

bình luận

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP Hồ Chí Minh

Cơ sở Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 - 09.6295.6295

Cơ sở Bình Tân: 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TP.HCM. Tư vấn: 0799.913.913 – 0788.913.913