Giấc ngủ là một hành vi bản năng thiết yếu của con người, chiếm khoảng một phần ba thời gian của cuộc đời. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc phục hồi năng lượng sau một ngày lao động mệt mỏi, đồng thời góp phần duy trì sự cân bằng nội môi trong cơ thể.
Hiểu đúng về giấc ngủ
Theo các bác sĩ, giảng viên tại Cao đẳng Dược TPHCM cho hay, Một giấc ngủ khỏe mạnh cần đảm bảo cả về chất lượng lẫn thời lượng. Giấc ngủ đạt chất lượng là khi bạn có thể ngủ sâu, liền mạch, không bị giật mình tỉnh giấc giữa đêm, và sau khi thức dậy cảm thấy sảng khoái, tràn đầy năng lượng để bắt đầu một ngày mới. Vậy thời gian ngủ bao nhiêu là đủ?
Theo Trung tâm Giấc ngủ, thời lượng ngủ cần thiết mỗi ngày thay đổi theo độ tuổi:
- Trẻ sơ sinh (0–3 tháng tuổi): 14–17 giờ/ngày
- Trẻ nhũ nhi (4–11 tháng tuổi): 12–15 giờ/ngày
- Trẻ đang tập đi (1–2 tuổi): 11–14 giờ/ngày
- Trẻ mẫu giáo (3–5 tuổi): 10–13 giờ/ngày
- Trẻ em tiểu học (6–13 tuổi): 9–11 giờ/ngày
- Thanh thiếu niên (14–17 tuổi): 8–10 giờ/ngày
- Người trưởng thành (18–64 tuổi): 7–9 giờ/ngày
- Người cao tuổi (65+): 7–8 giờ/ngày
Khi giấc ngủ không đáp ứng được cả về chất lượng lẫn số lượng, tình trạng này được gọi là mất ngủ. Mất ngủ thường được hiểu là khó đi vào giấc ngủ, khó duy trì giấc ngủ hoặc thức dậy sớm hơn bình thường. Nhiều người cảm thấy thời gian ngủ của họ ngắn đi, hay bị thức giấc nửa đêm, ngủ chập chờn hoặc không sâu, khiến giấc ngủ không còn mang lại sự phục hồi như trước.
Các loại mất ngủ phổ biến
- Mất ngủ đầu giấc (khó đi vào giấc ngủ):
Thường gặp ở người có tâm lý lo lắng hoặc quá mức hưng phấn. Họ liên tục suy nghĩ, lo toan về những chuyện đã xảy ra hoặc sắp xảy ra, khiến đầu óc dù mệt mỏi vẫn tỉnh táo, khó có thể ngủ. - Mất ngủ giữa giấc (khó duy trì giấc ngủ):
Người bệnh thường ngủ không sâu, dễ bị tỉnh giữa đêm, tuy vẫn có thể ngủ lại sau đó nhưng giấc ngủ bị phân mảnh. - Mất ngủ cuối giấc (thức dậy sớm):
Người bệnh hay thức dậy vào sáng sớm và không thể ngủ lại. Tình trạng này thường thấy ở những người bị trầm cảm. Họ thường cảm thấy mệt mỏi, uể oải, thiếu sức sống vào buổi sáng.
Các rối loạn này được xác định là mất ngủ khi xảy ra ít nhất 3 lần mỗi tuần và kéo dài từ 3 tháng trở lên, ngay cả khi người bệnh có đủ điều kiện để ngủ. Tình trạng mất ngủ không nên được quy cho tác động của thuốc hay các chất kích thích như caffeine, trà…
Nguyên nhân gây khó ngủ
Theo các giảng viên Trường Cao đẳng Dược Hà Nội, Khó ngủ thường gặp hơn ở phụ nữ và người cao tuổi. Nguyên nhân phổ biến là do các rối loạn tâm thần như lo âu lan tỏa, trầm cảm, hoặc rối loạn hoảng loạn – hơn là các rối loạn giấc ngủ nguyên phát. Do đó, điều trị các rối loạn tâm thần nền đôi khi có thể cải thiện đáng kể chất lượng giấc ngủ.
Giấc ngủ không chỉ giúp cơ thể phục hồi năng lượng mà còn điều hòa các hoạt động sinh hóa trong cơ thể và ổn định cảm xúc. Khi mất ngủ, con người dễ trở nên cáu gắt, mệt mỏi, chán nản, suy giảm trí nhớ, giảm hiệu suất làm việc. Nếu mất ngủ kéo dài, sức khỏe có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng, dẫn đến rối loạn cảm xúc, thậm chí đe dọa tính mạng.
Điều trị mất ngủ như thế nào?
Để điều trị mất ngủ hiệu quả, cần kết hợp giữa việc dùng thuốc điều trị triệu chứng và điều trị nguyên nhân gốc rễ gây mất ngủ. Bên cạnh đó, các phương pháp can thiệp hành vi, liệu pháp tâm lý và thay đổi lối sống – gọi chung là “vệ sinh giấc ngủ” – cũng đóng vai trò quan trọng.
Trong xã hội hiện đại, tình trạng khó ngủ xảy ra ngày càng phổ biến. Nếu không được can thiệp kịp thời, nó có thể dẫn đến hàng loạt vấn đề về sức khỏe thể chất và tinh thần. Vì vậy, nếu bạn đang gặp khó khăn trong giấc ngủ, hãy tìm đến bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác và tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.