Lồi đĩa đệm là gì và gây hậu quả gì?

20

Đĩa đệm lồi gây chèn ép các dây thần kinh xung quanh. Nếu không được phát hiện sớm và can thiệp kịp thời, tình trạng này có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng như thoát vị đĩa đệm, tê liệt, mất khả năng vận động, thậm chí là bại liệt.

Như thế nào là bệnh lồi đĩa đệm?

Theo các bác sĩ, giảng viên tại Cao đẳng Dược TPHCM cho hay, Đĩa đệm nằm giữa hai đốt sống, có vai trò hấp thụ lực và tạo khoảng cách giữa các đốt sống, giúp các dây thần kinh không bị chèn ép, đồng thời ngăn ngừa tổn thương đến mô cột sống và xương, hỗ trợ cho việc vận động linh hoạt. Theo thời gian, lớp ngoài của đĩa đệm dần yếu đi, trong khi phần nhân bên trong bị đẩy ra ngoài và làm phình lớp vành đĩa. Khi lớp vỏ ngoài trở nên quá yếu, nhân đĩa đệm có thể thoát ra ngoài.

Bệnh lồi đĩa đệm xảy ra khi một số vị trí trên bao xơ đĩa đệm bị tổn thương, gây lỏng lẻo và khiến nhân nhầy thoát khỏi trung tâm đĩa đệm nhưng chưa hoàn toàn ra ngoài. Nguyên nhân chính của lồi đĩa đệm thường là do quá trình thoái hóa xương khớp tự nhiên khi tuổi tác tăng cao hoặc do lực cơ học tác động, chẳng hạn như vận động sai tư thế.

Lồi đĩa đệm ở vị trí L5 S1 là trường hợp thường gặp nhất ở vùng thắt lưng. Quá trình phát triển của bệnh có thể kéo dài trong một thời gian dài, và nếu không được điều trị kịp thời, các triệu chứng sẽ ngày càng nghiêm trọng.

Lồi đĩa đệm gây ra hậu quả gì?

Nếu tình trạng phồng lồi đĩa đệm chưa tiến triển đến giai đoạn thoát vị, người bệnh thường chỉ cảm thấy đau nhẹ. Trong một số trường hợp, lồi đĩa đệm không gây đau do mức độ tổn thương chưa nghiêm trọng.

Phồng lồi đĩa đệm có thể chèn ép các dây thần kinh lân cận, gây ra nhiều cảm giác khó chịu như ngứa ran, tê bì nhẹ và đau. Mức độ của các triệu chứng này phụ thuộc vào tình trạng bệnh. Những triệu chứng thường gặp của lồi đĩa đệm bao gồm:

  • Ngứa ran hoặc đau ở các đầu ngón tay, bàn tay, cánh tay, cổ tay hoặc vai. Cơn đau có thể lan xuống chân, đùi, và mông.
  • Nếu dây thần kinh tọa bị ảnh hưởng, cảm giác tê bì thường chỉ xuất hiện ở một bên chân thay vì cả hai.
  • Tiểu tiện không kiểm soát có thể xảy ra khi đĩa đệm phồng lên, chèn ép vào các dây thần kinh điều khiển bàng quang.
  • Đau lưng trên có thể lan tỏa đến vùng bụng hoặc ngực.
  • Co thắt cơ, như căng cơ vùng thắt lưng.
  • Rối loạn cơ vòng, ví dụ như rối loạn cương dương và tiểu tiện không tự chủ.
  • Rối loạn kiểm soát ruột.

Theo các giảng viên Trường Cao đẳng Dược Hà Nội, Trong những trường hợp phồng lồi đĩa đệm nặng, khi dây thần kinh bị kích thích, quá trình điều trị trở nên khó khăn hơn và người bệnh có nguy cơ đối mặt với nhiều biến chứng nghiêm trọng như:

  • Thoát vị đĩa đệm
  • Đau thần kinh tọa
  • Đau lưng mãn tính
  • Tê liệt
  • Mất hoàn toàn khả năng vận động
  • Bại liệt

Tóm lại, lồi đĩa đệm nếu không được điều trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động và di chuyển. Vì vậy, khi có dấu hiệu bất thường về cột sống, cần nhanh chóng đến cơ sở y tế để thăm khám và áp dụng các biện pháp can thiệp phù hợp, kịp thời.

Bình luận

bình luận

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP Hồ Chí Minh

Cơ sở Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 - 09.6295.6295

Cơ sở Bình Tân: 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TP.HCM. Tư vấn: 0799.913.913 – 0788.913.913