Nguyên nhân và cách điều trị bệnh nấm miệng ở trẻ em dưới 1 tuổi

70

Nấm miệng thường gặp ở trẻ em dưới 1 tuổi, thường không ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe và ít lây lan. Tuy nhiên, nếu kéo dài, có thể gây khó chịu, quấy khóc và ảnh hưởng đến việc ăn uống của trẻ.

 

Nguyên nhân gây ra nấm miệng ở trẻ dưới 1 tuổi

Theo các bác sĩ, giảng viên tại Cao đẳng Y Dược TPHCM cho hay, Nguyên nhân chính gây nấm miệng ở trẻ dưới 1 tuổi là do nấm Candida albicans. Loại nấm này thường sống bình thường trên cơ thể người và không gây hại khi ở mức cân bằng. Tuy nhiên, một số yếu tố thuận lợi có thể kích thích sự phát triển quá mức của nấm Candida, dẫn đến bệnh nấm miệng ở trẻ nhỏ. Các yếu tố này bao gồm:

  • Hệ thống miễn dịch yếu: Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường có hệ thống miễn dịch yếu, làm tăng nguy cơ nhiễm nấm miệng. Đặc biệt là trẻ sinh non, suy dinh dưỡng, hoặc sử dụng corticoid đường hít kéo dài mà không súc miệng sau khi xịt.
  • Nhiễm nấm từ người mẹ: Nếu người mẹ mang thai có nhiễm nấm sinh dục và không được điều trị, có thể lây nhiễm cho trẻ khi sinh qua đường âm đạo.
  • Sử dụng kháng sinh: Việc sử dụng kháng sinh rộng rãi có thể làm mất cân bằng giữa vi khuẩn có lợi và vi nấm có hại, tạo điều kiện cho Candida phát triển và gây nấm miệng.

Bệnh còn có nhiều nguyên nhân khác nhau. Khoang miệng của trẻ nhỏ dễ bị đóng cặn sữa sau khi bú, và khi miệng trẻ không được vệ sinh đều đặn, bệnh nấm miệng có thể phát triển và lây lan dễ dàng. Đồng thời, việc trẻ ngậm, bú các dụng cụ như núm ti, ti giả, vòng ngậm nướu… nếu bị nhiễm vi nấm cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh nấm miệng.

Triệu chứng bệnh nấm miệng

Triệu chứng bệnh nấm miệng thường bắt đầu bằng việc xuất hiện những mảng trắng hình tròn, nhỏ giống như nổi cục bên trong lưỡi, vòm họng, má hoặc môi. Những đốm trắng này khá khó làm sạch, và sau khi loại bỏ, bên trong miệng thường xuất hiện nhiều nốt đỏ.

Mặc dù nấm thường không gây đau đớn cho trẻ, nhưng trong một số trường hợp, những đốm này có thể khiến trẻ khó chịu, biếng ăn, và quấy khóc khi bú sữa do cảm giác đau. Nếu không được điều trị kịp thời, bệnh nấm miệng có thể lan rộng nhanh chóng xuống cổ họng, thực quản, khí quản, gây viêm phổi hoặc tiêu chảy, ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.

Điều trị nấm miệng ở trẻ dưới 1 tuổi

Đưa trẻ đến bác sĩ ngay khi phát hiện các dấu hiệu trong khoang miệng là quan trọng, vì nấm miệng có khả năng tái nhiễm cao. Thông thường, có hai loại thuốc phổ biến được sử dụng:

  • Miconazole: Loại gel dễ sử dụng, giúp tiêu diệt tế bào nấm bên trong miệng bằng cách thoa gel lên các mảng trắng.
  • Nystatin: Loại thuốc hiệu quả trong việc điều trị nấm, có dạng viên uống được nghiền nát hoặc dạng bột hòa tan trong nước để rót vào miệng cho trẻ, đặc biệt khi trẻ không thích sử dụng Miconazole.

Chăm sóc miệng khi bị nấm

Theo các giảng viên Trường Cao đẳng Dược Hà Nội cho hay, Để chăm sóc miệng khi trẻ bị nấm, cần thực hiện các biện pháp sau:

  • Điều trị triệt để: Sử dụng thuốc theo đơn của bác sĩ trong khoảng 10 ngày, và có thể cần điều trị cả người mẹ nếu bé đang được nuôi bằng sữa mẹ.
  • Rơ lưỡi thường xuyên: Để giữ khoang miệng và lưỡi sạch sẽ, hạn chế sự phát triển quá mức của vi khuẩn và nấm. Rơ lưỡi cho trẻ bằng nước muối sinh lý, nhưng tránh sử dụng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi để tránh nguy cơ ngộ độc.

Ngoài ra, quan trọng là vệ sinh các dụng cụ như núm ti cao su, đồ dùng ăn uống, đồ chơi… Đối với trẻ sử dụng corticoid loại hít để điều trị hen suyễn, mẹ cần đảm bảo bé súc miệng sau khi sử dụng thuốc.

Mặc dù bệnh nấm miệng không thường gặp những có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ trong dài hạn. Do đó, khi phát hiện dấu hiệu của bệnh nấm miệng, mẹ cần thực hiện các bước điều trị và nếu tình trạng không cải thiện, nên đưa trẻ đến bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn chăm sóc.

Tổng hợp: truongcaodangyduocsaigon.net

Bình luận

bình luận

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP Hồ Chí Minh

Cơ sở Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 - 09.6295.6295

Cơ sở Bình Tân: 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TP.HCM. Tư vấn: 0799.913.913 – 0788.913.913