Tổng quan
Theo các bác sĩ, giảng viên tại Cao đẳng Dược TPHCM cho hay, Hen suyễn và viêm tiểu phế quản đều là viêm phổi do sưng đường hô hấp dưới, gây khó thở. Hen suyễn là bệnh mạn tính, bộc phát khi đường hô hấp co thắt. Viêm tiểu phế quản có thể là bệnh cấp tính kéo dài từ 1 đến vài tuần, nhưng đôi khi cũng phát triển thành mạn tính. Bệnh này liên quan đến kích ứng lớp niêm mạc. Mặc dù có một số điểm tương đồng, hen suyễn và viêm tiểu phế quản là hai bệnh khác nhau với phác đồ điều trị riêng.
Bệnh hen suyễn là gì?
Hen suyễn là bệnh mạn tính gây sưng và viêm đường hô hấp, khiến người bệnh thường xuyên bị tắc nghẽn. Tình trạng này có thể tái phát nhiều lần, nhưng có thể cải thiện nhờ thuốc hoặc tự khỏi.
Bệnh viêm tiểu phế quản là gì?
Viêm tiểu phế quản là bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, khi các tiểu phế quản chưa phát triển hoàn chỉnh. Nếu virus tấn công hệ hô hấp ở lứa tuổi này, các tiểu phế quản yếu sẽ dễ bị hẹp hoặc phù nề do viêm, dẫn đến khó thở và khò khè. Bệnh thường xuất hiện từ 1 đến 2 lần trong giai đoạn này, nhưng dễ bị nhầm lẫn với hen suyễn hoặc viêm phổi.
Điểm giống nhau
Hen suyễn và viêm tiểu phế quản đều thuộc hệ hô hấp và có nhiều biểu hiện lâm sàng tương tự ở trẻ nhỏ. Cả hai bệnh đều có các triệu chứng điển hình như thở khò khè, ho, tức ngực, nghẹt thở, và nặng hơn có thể dẫn đến rút lõm ngực, thường xảy ra sau viêm đường hô hấp trên vài ngày.
Khi nghe phổi, thường xuất hiện tiếng ran rít và ran ngáy. Trong cơn khó thở cấp, việc phân biệt giữa cơn hen cấp tính và viêm tiểu phế quản cấp là rất khó khăn.
Điểm khác nhau
Theo các giảng viên Trường Cao đẳng Dược Hà Nội, Ngoài những triệu chứng cơ bản, có các tiêu chí khác để phân biệt hen suyễn và viêm tiểu phế quản:
- Độ tuổi: Cơn hen cấp thường xảy ra ở trẻ trên 2 tuổi, trong khi viêm tiểu phế quản cấp thường gặp ở trẻ dưới 2 tuổi.
- Thân nhiệt: Thân nhiệt là yếu tố quan trọng để phân biệt hai bệnh. Trẻ bị hen suyễn thường có thân nhiệt bình thường, trong khi viêm tiểu phế quản thường đi kèm với sốt.
- Dị ứng: Trẻ mắc hen suyễn thường có các biểu hiện dị ứng như eczema, mày đay mãn tính, viêm mũi dị ứng, hoặc dị ứng thức ăn. Ngược lại, trẻ viêm tiểu phế quản thường không có các dấu hiệu dị ứng.
- Cơ chế gây khò khè: Trong hen suyễn, khò khè chủ yếu do co thắt cơ trơn phế quản, kèm theo phù nề và tiết dịch trong đường thở. Còn trong viêm tiểu phế quản, khò khè chủ yếu do phù nề thành tiểu phế quản và tiết đàm vào lòng ống, co thắt cơ trơn chỉ đóng vai trò thứ yếu.
- Nguyên nhân bệnh: Hen suyễn thường xuất hiện ở trẻ có cơ địa dị ứng và yếu tố di truyền, dễ bị kích thích bởi nhiễm siêu vi hô hấp trên, gắng sức, hoặc khói bụi. Viêm tiểu phế quản thường do virus gây ra, chủ yếu là virus hợp bào hô hấp (RSV) và một số virus khác, mà không có yếu tố gia đình rõ ràng.
- Khả năng đáp ứng thuốc: Bệnh hen suyễn thường đáp ứng tốt với epinephrine, các thuốc xịt hít beta 2 agonist tác dụng ngắn, và thuốc kháng dị ứng. Hen suyễn cũng đáp ứng hiệu quả với thuốc giãn phế quản (như salbutamol), trong khi viêm tiểu phế quản hầu như không đáp ứng với salbutamol. Nếu trẻ có phản ứng tốt với khí dung ventolin, cần xem xét chẩn đoán hen suyễn thay vì viêm tiểu phế quản và đánh giá thêm các yếu tố khác.