Thuốc kháng sinh có nhiều hoạt chất và dạng bào chế như bột pha tiêm, dung dịch tiêm, viên nén, viên nang,… Tuy nhiên, không phải kháng sinh nào cũng có dạng thuốc mỡ bôi da. Vậy cần lưu ý gì khi sử dụng thuốc mỡ kháng sinh?
Thuốc mỡ bôi da hoạt động theo cơ chế nào?
Theo các bác sĩ, giảng viên tại Cao đẳng Dược TPHCM cho hay, Thuốc mỡ bôi da là loại thuốc ngoài da phổ biến, với thành phần chính là các chất béo như vaseline và lanolin. Loại thuốc này giúp da hấp thu hoạt chất tốt hơn so với các dạng bôi khác, nhưng có thể gây bít da, hạn chế tiết mồ hôi, và làm xung huyết. Ngoài ra, thuốc mỡ có thể ảnh hưởng đến tuần hoàn da, gây giãn hoặc co mạch. Mức độ thẩm thấu của thuốc vào da tùy thuộc vào tá dược.
Chỉ định
Hiện có hàng trăm hoạt chất kháng sinh được bào chế và đưa vào điều trị lâm sàng, nhưng chỉ một số ít có thể sử dụng ngoài da và bào chế thành thuốc mỡ.
Thuốc mỡ chứa Erythromycin và Clindamycin thường được dùng để điều trị mụn trứng cá mủ và viêm nang lông. Các thuốc mỡ chứa mupirocin, polymyxin, bacitracin và neomycin thường dùng để điều trị nhiễm trùng da như chốc. Trong đó, Bacitracin là kháng sinh phổ biến giúp diệt khuẩn hoặc kìm khuẩn bằng cách ức chế tổng hợp vỏ tế bào và làm tổn hại màng bào tương. Trước đây Bacitracin dùng để tiêm nhưng do độc tính cao với thận, hiện chỉ dùng ngoài da.
Thuốc mỡ kháng sinh cũng có hiệu quả trong việc ngăn ngừa nhiễm trùng vết thương ngoài da và điều trị các bệnh về mắt như chắp, viêm kết mạc, loét giác mạc, viêm túi lệ,…
Để điều trị viêm nhiễm ngoài da, bôi thuốc 1-5 lần/ngày theo hướng dẫn của bác sĩ. Đối với nhiễm khuẩn mắt, bôi một dải thuốc mỡ khoảng 1cm lên kết mạc, tần suất sử dụng theo chỉ định bác sĩ.
Tác dụng phụ
Viêm da tiếp xúc là tác dụng phụ phổ biến khi sử dụng thuốc mỡ kháng sinh chứa polymyxin, bacitracin và neomycin. Do đó, nên tránh sử dụng kéo dài các thuốc này
Một số trường hợp dị ứng nặng như hội chứng Stevens-Johnson và Lyell cũng đã được ghi nhận do tác dụng tại chỗ của thuốc mỡ kháng sinh.
Lưu ý khi sử dụng thuốc
Theo các giảng viên Trường Cao đẳng Dược Hà Nội, Để tránh tác dụng phụ, việc sử dụng thuốc mỡ kháng sinh ngoài da phải phù hợp với bệnh lý, giai đoạn, mức độ bệnh và vùng da bị tổn thương, đôi khi còn phải xem xét độ tuổi và giới tính. Người bệnh không nên tự ý dùng thuốc mỡ kháng sinh mà không có chỉ định của bác sĩ.
Thuốc mỡ bôi da không chỉ hoạt động tại chỗ mà còn có thể hấp thu qua da vào máu, gây ra tác dụng toàn thân. Vì vậy, cần cẩn trọng khi dùng, đặc biệt đối với trẻ nhỏ hoặc khi bôi trên vùng da rộng.
Bên cạnh đó, không nên sử dụng thuốc mỡ bôi lên vết thương hở ở giai đoạn cấp tính hoặc đang rỉ dịch, vì thuốc mỡ thường phù hợp hơn cho tổn thương mãn tính. Khi bôi lên vết thương hở, cần cẩn thận để tránh nguy cơ hoạt chất kháng sinh thấm qua da gây tác dụng phụ.
Phụ nữ mang thai nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc mỡ kháng sinh ngoài da, do một số loại có thể gây phát ban hoặc dị ứng chậm. Người có tiền sử mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc có thể gặp phản ứng nguy hiểm tương tự sốc phản vệ sau khi bôi.