Vi khuẩn listeria: Những điều cần biết

109

Vi khuẩn listeria có thể sống lâu trong môi trường tự nhiên và một số thực phẩm, do đó, thiếu vệ sinh khi ăn uống có thể gây nguy cơ nhiễm độc thực phẩm từ vi khuẩn listeria.

Tổng quan về vi khuẩn listeria

Theo các bác sĩ, giảng viên tại Cao đẳng Y Dược TPHCM cho hay, Listeria monocytogenes là loại vi khuẩn gây bệnh, gram dương, di động, không tiết độc tố ngoại trừ nội độc tố. Chúng sống và phát triển ở nhiệt độ 1oC – 45oC, pH 6-8, tồn tại trong đất, phân, động vật, rau hỏng, nước thải, sữa, phô mai và thực phẩm đóng hộp từ động vật không đảm bảo vệ sinh. Việc xuất hiện listeria trong thực phẩm có thể gây ngộ độc thực phẩm nguy hiểm.

Vi khuẩn Listeria monocytogenes khi xâm nhập cơ thể qua đường tiêu hóa có khả năng gây bệnh ở đường tiêu hóa và có thể lan vào máu, gây nhiễm khuẩn huyết hoặc lây lan đến hệ thần kinh trung ương, dẫn đến viêm màng não. Trong trường hợp nặng, đặc biệt ở những người có hệ miễn dịch suy yếu, vi khuẩn có thể gây bệnh nặng.

Ở phụ nữ mang thai, nếu mắc bệnh, vi khuẩn có thể được truyền sang thai nhi, gây sảy thai, thai chết lưu, đẻ non, hoặc khiến trẻ sơ sinh nhiễm khuẩn huyết và phát triển viêm màng não sau sinh trong khoảng từ 1 đến 4 tuần.

Vi khuẩn Listeria có thể lây bệnh qua các con đường sau:

  • Qua đường ăn uống: Khi người tiêu thụ ăn phải thực phẩm nhiễm vi khuẩn, có thể dẫn đến ngộ độc thực phẩm.
  • Truyền từ mẹ sang con: Có thể xảy ra qua con đường nhau thai hoặc trong quá trình sinh đẻ.
  • Ở những người khỏe mạnh: Mặc dù người khỏe mạnh có thể không mắc bệnh khi ăn ít lượng thức ăn nhiễm vi khuẩn, nhưng đối với những đối tượng có nguy cơ cao, một lượng nhỏ vi khuẩn trong thức ăn cũng có thể gây ra bệnh.

Các nhóm có nguy cơ cao bao gồm:

  • Phụ nữ mang thai và trẻ sơ sinh
  • Người cao tuổi trên 65 tuổi
  • Người mắc bệnh suy giảm miễn dịch tự nhiên
  • Người mắc bệnh ung thư, tiểu đường, hay bệnh thận

 Những biểu hiện khi nhiễm vi khuẩn listeria

Triệu chứng của viêm nhiễm Listeria thường xuất hiện sau khi ăn phải thực phẩm nhiễm khuẩn và có thể bắt đầu từ vài ngày đến vài tuần, thậm chí vài tháng sau sự tiếp xúc. Các triệu chứng bao gồm:

  • Phổ biến: Sốt, tiêu chảy, buồn nôn, nôn, đau cơ, mệt mỏi, các cơn ớn lạnh, triệu chứng giống cảm cúm.
  • Đối với phụ nữ mang thai: Có thể xuất hiện triệu chứng giống cảm cúm. Trong giai đoạn thai kỳ, có thể gây sảy thai, thai chết lưu, sinh non hoặc đe dọa tính mạng trẻ sơ sinh.
  • Nếu viêm màng não: Nhức đầu, cổ cứng, mất thăng bằng, có thể co giật.
  • Nếu nhiễm khuẩn huyết: Sốt cao, rét run hoặc hạ thân nhiệt, rối loạn nhịp tim, hạ huyết áp, khó thở. Đây là trường hợp nguy hiểm, tỷ lệ tử vong cao.

Điều trị nhiễm khuẩn listeria như thế nào?

Điều trị triệu chứng

  • Thuốc giảm đau, hạ sốt: Sử dụng paracetamol hoặc ibuprofen để giảm đau và hạ sốt cơ bản.
  • Bù nước và điện giải: Uống oresol theo nhu cầu để duy trì lượng nước và điện giải cơ thể, cũng như tăng cường ăn rau xanh và hoa quả.
  • Điều trị tích cực chống trụy tim mạch: Cần theo dõi và điều trị các vấn đề tim mạch xuất hiện. Trong trường hợp nhiễm khuẩn huyết nặng, có thể cần lọc máu để giảm suy thận.

Điều trị nguyên nhân

  • Kháng sinh: Sử dụng kháng sinh càng sớm càng tốt để giảm nguy cơ biến chứng và kiểm soát nhiễm khuẩn.

Phòng bệnh do listeria gây ra

Theo các giảng viên Trường Cao đẳng Dược Hà Nội cho hay, Để tránh bệnh do listeria, hãy ăn thực phẩm nấu chín, giữ vệ sinh bằng cách rửa tay thường xuyên và tránh sử dụng sản phẩm sữa chưa tiệt trùng. Đảm bảo tủ lạnh sạch sẽ và duy trì nhiệt độ ổn định để ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn. Rửa sạch rau sống và tránh ăn thực phẩm có nguy cơ nhiễm khuẩn cao. Người chăn nuôi cần thận trọng khi tiếp xúc với gia súc bị ốm.

Đối với nhóm nguy cơ cao, hạn chế ăn thực phẩm có thể nhiễm khuẩn, như pate, xúc xích, thịt hộp, thịt nguội. Kiểm tra hạn sử dụng và cách bảo quản của thực phẩm đóng hộp. Đối với những triệu chứng bất thường, hãy thăm bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn và điều trị.

Tổng hợp: truongcaodangyduocsaigon.net

Bình luận

bình luận

Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur TP Hồ Chí Minh

Cơ sở Bình Thạnh: 37/3 Ngô Tất Tố, phường 21, quận Bình Thạnh, TPHCM. Tư vấn: 028.6295.6295 - 09.6295.6295

Cơ sở Bình Tân: 913/3 Quốc Lộ 1A, Phường An Lạc, Quận Bình Tân, TP.HCM. Tư vấn: 0799.913.913 – 0788.913.913